Dịch Vụ Cấp Chứng Chỉ ISO 22000:2018 – Tiêu Chuẩn ATTP
Đối tượng nào sẽ được cấp chứng chỉ ISO 22000:2018 là vấn đề mà rất nhiều doanh nghiệp hiện nay mong muốn được giải đáp. Hãy cùng VINAQUALITY đi tìm lời giải đáp thông qua bài viết sau đây.
Hiện nay trước vấn đề thực phẩm bẩn tràn lan, người tiêu dùng thường ưu tiên lựa chọn các sản phẩm đến từ những doanh nghiệp đã đạt được cấp giấy chứng chỉ ISO 22000:2018. Chứng chỉ này cho thấy những doanh nghiệp đó đã đáp ứng đúng các nguyên tắc vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất và chế biến.
Vậy chứng chỉ ISO 22000:2018 là gì và những doanh nghiệp nào sẽ được cấp chứng chỉ ISO 22000:2018. Hãy để VINAQUALITY giúp bạn giải đáp thắc mắc ấy thông qua bài viết ngay sau đây nhé.
Tiêu chuẩn ISO 22000 là gì?
ISO 22000 là bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO xây dựng và ban hành.
Bộ tiêu chuẩn này ra đời nhằm giúp cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung ứng thực phẩm dễ dàng kiểm soát và phát hiện ngay các mối nguy hiểm tiềm ẩn trong toàn bộ quy trình sản xuất của doanh nghiệp. Từ đó đảm bảo mang lại cho người tiêu dùng những sản phẩm an toàn và đạt chất lượng cao.
Hiện nay tiêu chuẩn ISO 22000 được công nhận và áp dụng rộng rãi cho mọi doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp thực phẩm trên toàn thế giới. Tiêu chuẩn này cũng được người tiêu dùng đánh giá là thước đo quan trọng về chất lượng và an toàn của các doanh nghiệp thực phẩm.
Phiên bản mới nhất của bộ tiêu chuẩn này chính là ISO 22000:2018. Những doanh nghiệp khi đạt được chứng chỉ ISO 22000:2018, có thể sử dụng nó trong vòng 3 năm. Sau khi hết thời hạn hiệu lực thì buộc phải chuyển sang phiên bản mới.
Mặt khác, tại Việt Nam, theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ban hành ngày 02/02/2018 có quy định các doanh nghiệp đã được cấp chứng chỉ ISO 22000:2018 sẽ không cần phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Điều đó cũng đồng nghĩa với việc chứng chỉ ISO 22000:2018 hoàn toàn có thể thay thế cho Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
Lợi ích của việc được cấp chứng chỉ ISO 22000:2018
Tạo dựng niềm tin với khách hàng và đối tác
Khi một doanh nghiệp đạt được chứng chỉ ISO 22000:2018 đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đó sở hữu một hệ thống quản lý và phân phối sản phẩm an toàn đạt chuẩn quốc tế.
Điều đó sẽ giúp cho người tiêu dùng lẫn đối tác hoàn toàn yên tâm khi sử dụng các sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp trên thị trường.
Giảm thiểu rủi ro và chi phí
Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000:2018, giúp cho doanh nghiệp kiểm soát chặt chẽ các mối nguy trọng yếu có thể ảnh hưởng đến chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm.
Nhờ đó giảm thiểu được rủi ro trong quá trình sản xuất đồng thời làm giảm đi chi phí xử lý sản phẩm sai hỏng, chi phí thử nghiệm và các loại chi phí khác.
Tăng cơ hội cạnh tranh trên thị trường
Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 là tiêu chuẩn quốc tế đã được công nhận trên toàn thế giới. Do đó khi doanh nghiệp được cấp chứng chỉ này sẽ giúp họ nâng cao lợi thế cạnh tranh trước các đối thủ trong nước đồng thời mở rộng thị trường, hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài.
Cải thiện hiệu suất hoạt động tổng thể
Một trong những lợi ích quan trọng của tiêu chuẩn ISO 22000:2018 là nó giúp cho doanh nghiệp cải thiện được hiệu suất hoạt động tổng thể, nâng cao tinh thần và thái độ làm việc của nhân viên.
Bởi giờ đây mọi công đoạn, sản xuất hay chế biến đều được diễn ra theo một quy trình chuẩn. Các nhân viên và cán bộ quản lý đều được phân công công việc và trách nhiệm rõ ràng trong từng khâu. Nhờ đó năng suất làm việc tăng cao đồng thời hình thành nên văn hóa làm việc chuyên nghiệp trong công ty.
Đối tượng nào sẽ được cấp chứng chỉ ISO 22000:2018
Như đã đề cập trước đó, tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm ISO 22000:2018 có thể được áp dụng cho mọi doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp thực phẩm, bao gồm:
-
Các doanh nghiệp chế biến thực phẩm: thịt, cá và thức ăn chăn nuôi
-
Các nông trại, ngư trường và trang trại sữa
-
Các nhà sản xuất thức uống, bánh mì, ngũ cốc, thực phẩm đông lạnh hoặc đóng hộp.
-
Các đơn vị cung cấp dịch vụ thực phẩm như hệ thống thức ăn nhanh, nhà hàng, quán ăn, bệnh viện và khách sạn.
-
Các đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ như: lưu trữ, phân phối và vận chuyển thực phẩm
-
Các đơn vị cung cấp thiết bị chế biến thực phẩm, nguyên vật liệu, phụ gia,
-
Các cơ sở cung cấp dịch vụ dọn dẹp; vệ sinh; đóng gói.
Tóm lại, các nguyên tắc của ISO 22000:2018 có thể được áp dụng cho mọi doanh nghiệp hay các đơn vị cung cấp dịch vụ có tiếp xúc hoặc nằm trong chuỗi cung ứng thực phẩm.
– Tham khảo thêm: Dịch Vụ Cấp Chứng Nhận ISO 14001:2015 – Nghị định 40/2019/NĐ-CP
Như vậy là bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về việc cấp chứng chỉ ISO 22000:2018. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc có nhu cầu làm chứng chỉ ISO 22000 thì vui lòng liên hệ ngay với VINAQUALITY qua hotline 0934 475 393 để nhận tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG VINAQUALITY
-
Địa chỉ: 65 Đường D10, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, TPHCM
-
Điện thoại: 0934 475 393
-
Email: tieuchuansanphamvn@gmail.com
-
Website: https://chungnhaniso.org.vn/